Thứ hai, 14/10/2024 02439448033 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ hai, 14/10/2024 Tài liệu nghiên cứu PTTH&TTĐT

Thứ sáu, 31/12/2021

20 xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ năm 2021 – Phần 2

Năm 2021 là một năm khó khăn với nhiều biến động đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn đang tác động ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các nền kinh tế, ngành nghề trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp giải trí truyền thông cũng không nằm ngoài xu thế đó. Chúng ta hãy cùng xem các xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ đã diễn ra trong năm 2021 thông qua những nhận định đánh giá đến từ các chuyên gia của Công ty Globecast ở Pháp một trong những công ty cung cấp dịch vụ cho ngành phát thanh, truyền hình và truyền thông, cung cấp các giải pháp cho quản lý nội dung và truyền thông.

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Đây chỉ là những đánh giá dự báo xu hướng thông qua một số tài liệu tổng hợp thống kê từ các báo cáo của một số công ty dự báo uy tín trên thế giới. Các dự báo hay giải pháp hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, khi mà nó vẫn đang diễn ra và kéo dài trong nhiều năm tiếp theo. Hơn hết, trong năm nay không có xu hướng nào là tuyệt đối, tất cả chỉ là ‘có thể xảy ra’ - possible trends. Chúng ta hãy xem xét rộng hơn những xu hướng sắp tới về hành vi của người tiêu dùng, mô hình kinh doanh và tiến bộ công nghệ truyền thông của năm 2021.

Thể thao

Nội dung nào cần phục hồi nhất? Nội dung nào tốt hơn để xem cùng nhau? Loại nội dung nào đang thúc đẩy truyền hình trả tiền và SVOD? Và còn nội dung nào hay hơn để xem trực tiếp! Thể thao là trung tâm của các xu hướng hiện tại nhưng tất nhiên, nó có những khả năng và vị trí cụ thể của riêng nó. Và năm vừa qua là một chuyến tàu lượn siêu tốc cho ngành công nghiệp truyền thông và thể thao. Ví dụ, từ việc đóng cửa toàn bộ, đến việc hủy bỏ Thế vận hội cho đến sự trở lại của NFL và NBA, và sự trỗi dậy ổn định của thể thao điện tử.

7. Dịch vụ SVoD chuyển hướng sang nội dung thể thao

Tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) và kể từ khi Disney + ra mắt, bạn không thể tránh khỏi điều đó. Bạn có nhớ tất cả bắt đầu như thế nào không? Bằng cách cắt dây. Và trong đó câu hỏi đặt ra là: điều gì sẽ xảy ra nếu những người hâm mộ thể thao cắt dây?

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã sẵn sàng cho sự phát triển của thể thao trực tiếp đến người dùng và về mặt đó, trong năm vừa qua ghi nhận sự phát triển bùng nổ của DAZN, nền tảng dịch vụ SVOD phát trực tuyến chuyên biệt các nội dung thể thao. Chúng ta sẽ không liệt kê tất cả các hợp đồng mà họ đã công bố vào năm vừa qua- một năm rất khó khăn đối với thể thao - nhưng trong những năm vừa qua đã chứng minh là một thời kỳ tăng trưởng vững chắc của DAZN và hiện dịch vụ đã có mặt tại 200 quốc gia!

Amazon không kém xa và bắt đầu phủ sóng thể thao trực tiếp với giải bóng đá Ngoại hạng Anh ở Anh. Đừng quên các liên đoàn lớn có thể sẵn sàng di chuyển các nền tảng, từ những người khổng lồ như NBA và NFL đã có những đề nghị ổn định cho người chơi nhỏ nhất. Facebook hay các ông lớn về thể thao như ESPN cũng đã bắt tay mua bản quyền thể thao và phát triển các ứng dụng OTT chuyên biệt cho riêng mình.

Thể thao chiếm một phân khúc lớn của thị trường và chúng ta chỉ có thể mong đợi nó sẽ trở nên lớn hơn!

Năm 2021 và tương lai sẽ những chuyển đổi từ các dịch vụ truyền thống tuyến tính sang cung cấp các nội dung thể thao có sự tương tác cao. Khi nội dung thể thao có giá đó là lúc cần phải bàn luận đến mô hình kinh doanh bản quyền đối với các giải đấu thể thao sẽ ra sao trong tương lai?

8. Thể thao như một dịch vụ?

Giá trị toàn cầu của quyền truyền thông thể thao - 44,6 tỷ đô la vào năm 2020 - chỉ giảm hơn 12% so với năm 2019, theo Sport Business Global, nhưng nó sẽ tăng trưởng vào năm 2021 và 2022 trở đi. Đằng sau những con số lớn ấy ẩn chứa một sự thật không mấy sáng sủa: Bản quyền thể thao ngày càng tăng trong khi lượng khán giả xem thể thao ngày càng giảm.

Nhưng 90% người xem thể thao là người đăng ký truyền hình trả tiền, so với chỉ 67% người không xem và họ cũng mang lại ARPU đáng kinh ngạc (84 đô la so với 11 đô la cho Netflix).

Một điều khác mà chúng ta đang thấy là thể thao như một dịch vụ, một nỗ lực của ngành công nghiệp truyền hình thể thao nhằm kết hợp truyền hình sự kiện trực tiếp với nội dung được phát trực tuyến để thu hút khán giả mới. Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) hợp tác với Microsoft đã tạo ra một nền tảng phát trực tiếp tới khách hàng  và đang làm việc với các đối tác hiện tại của họ, Warner và Disney, thay vì tiếp cận với hàng chục đài truyền hình địa phương.

Với sự thay đổi này, một điều vẫn không thay đổi: thể thao thường là lĩnh vực hàng đầu của sự đổi mới, đặc biệt là khi nói đến video, mạng xã hội và bất cứ thứ gì liên quan đến sự tương tác của người hâm mộ theo kết quả khảo sát từ nghiên cứu của Công ty Atos.

9. Sản xuất kết hợp – điều khiển từ xa mới

Sản xuất từ ​​xa hay làm việc trực tuyến từ xa là một xu hướng khác đã bùng nổ trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong những năm tiếp theo. Theo báo cáo của Công ty IABM, đây là công nghệ quan trọng nhất đối với việc phát sóng tin tức trực tiếp và chắc chắn khi nói đến việc phát sóng thể thao trực tiếp thì việc phát sóng từ xa sẽ ngày càng có vai trò quan trọng.


Tầm ảnh hưởng của công nghệ khi phát sóng bản tin trực tiếp (Nguồn: IABM live news report)
Trong năm 2021 khi đại dịch COVID-19 khiến cho hoạt động sản xuất trực tiếp bị đình trệ thì lúc này chỉ có sự lựa chọn hoặc là sản xuất từ xa hoặc không có gì. Sản xuất từ ​​xa không chỉ là đơn thuần là việc đưa tin về thể thao mà chính thể thao là trọng tâm của sự phát triển trong công nghệ sản xuất chương trình từ xa ở mọi lúc mọi nơi. Một trong nhữn ví dụ tiêu biểu đó là trong năm vừa qua, đài truyền hình BT Sport của Anh đã tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh từ xa chỉ trong vòng ba tuần.

Globecast cũng là một nhà cung cấp dịch vụ sản xuất từ ​​xa, tuy nhiên theo chuyên gia của Globecast thì để dịch vụ sản xuất từ xa phát triển nó nằm ở vấn đề tài chính nhiều hơn là công nghệ sử dụng, vì công nghệ đã sẵn sàng hỗ trợ chúng ta. Sản xuất từ ​​xa không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt nhất cho mọi sự kiện. Nhưng sự ra đời của COVID chắc chắn đã thay đổi điều đó.

Vì vậy, tình hình bây giờ đòi hỏi phải sản xuất từ ​​xa nhiều hơn. Theo Omdia, “37% doanh nghiệp truyền thông được thiết lập để áp dụng sản xuất từ ​​xa trên mạng IP. Thị trường sản xuất từ ​​xa sẽ đạt gần 3 tỉ đô la trên toàn cầu vào năm 2024. Mặc dù IP sẽ là kênh truyền thông tin mới nổi nhanh nhất, nhưng cáp quang và vệ tinh sẽ là cốt lõi để áp dụng đề xuất một mô hình lai ghép giữa các công nghệ với nhau để nâng cao độ tin cậy. ”

Các công ty cung cấp thiết bị đang đón đầu xu thế sản xuất từ xa. Một số nhà cung cấp máy ảnh, máy quay phim như là Sony và Panasonic đã liên tục nâng cấp cải thiện khả năng sản xuất từ xa đối với các sản phẩm của mình. 

Nhưng như Omdia nói: “Sản xuất từ ​​xa là một hệ sinh thái phân mảnh và phức tạp. Do đó, việc xây dựng một hệ sinh thái đối tác thích hợp trên toàn bộ chuỗi giá trị là điều cần thiết để không chỉ củng cố dấu ấn trên các thị trường mới hơn mà còn để cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng”.

Vì vậy, đến năm 2021 sẽ mang lại nhiều cách thức hoạt động mới hơn nữa, phương thức thông thường mới sẽ hướng tới sản xuất kết hợp để tận dụng mọi thứ tốt nhất: IP, SMPTE 21 và sự kết hợp của vệ tinh, cáp quang, mạng 4G và 5G. Sự kết hợp tốt nhất sẽ giành chiến thắng tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể. Hay như Liz Mc Parland đã nói, đã đến lúc phải vươn lên thách thức kỷ nguyên mới của thể thao trực tiếp.

10. 5G trong sản xuất nội dung

Liên quan đến “phương tiện và công nghệ”, mạng 5G có lợi ích kép đối với chúng ta: mặc dù đại dịch đã ảnh hưởng đến khả năng định giá chính xác các dịch vụ hoặc thúc đẩy doanh thu từ chúng, kiếm tiền từ các dịch vụ trên mạng 5G đã và đang diễn ra. Theo, OMDIA, mạng 5G và và mạng Internet (OTT) khi kết hợp một cặp có thể giúp doanh thu của thị trường trên các nền tảng này có thể đạt mốc 1 tỉ Đô la Mỹ, 15% trên tổng doanh thu đã đi kèm các gói dịch vụ nội dung trên mạng 3G, 4G.

Chúng ta đang đề cập đến khía cạnh người tiêu dùng ở đây và tất nhiên, chúng ta nói về 5G trong năm vừa qua.

Nhưng hãy tập trung vào khía cạnh sản xuất, chủ yếu là 5G sẽ tác động như thế nào đến cách chúng ta sáng tạo và phân phối chia sẻ nội dung. Nói cách khác, đó chính là phát sóng trên mạng 5G.

Đầu tiên, các công ty viễn thông (Telco) sẽ kết nối với các địa điểm thể thao hoặc sự kiện thể thao đem lại nhiều lợi thế cho họ, có thể dựa trên hợp đồng mà họ đã ký, để tránh nghẽn mạng dữ liệu của người dùng và cho phép các liên kết sản xuất một cách nhịp nhàng và nhanh chóng. Một trong những ví dụ đó là công ty viễn thông lớn ở Tây Ban Nha - Telefónica thông báo rằng họ đã lắp đặt mạng 5G riêng chuyên dụng tại Sân vận động Abanca-Riazor, sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Real Club Deportivo  ở Tây Ban Nha. Verizon đã thực hiện nó vào năm 2019 ở Mỹ và Orange bắt đầu nó ở Marseille ở Pháp.

Bên ngoài sân vận động, các đài truyền hình cũng đang có kế hoạch sử dụng 5G nhưng họ phụ thuộc nhiều hơn vào các Telcos vì điều này. 4G là một công nghệ “tốt hơn là không có gì” để đóng góp, công nghệ truyền phát nội dung SD ổn định trên mạng 4G, nhưng khi phát trực tiếp nội dung HD nó không tạo được sự tin cậy đáng kể trừ khi bạn có liên kết IP tốt. Mạng 5G sẽ thay đổi hoàn toàn việc phát sóng này từ trên xuống dưới. Dưới đây là một trong số rất nhiều tính năng mà mạng 5G có thể mang lại để hỗ trợ việc phát sóng trực tuyến.


Các tính năng của mạng 5G trong truyền tải nội dung số (Nguồn: Intel)
COVID-19 đã gián tiếp đẩy nhanh các cuộc thảo luận về mạng 5G và tác động đến kinh tế và bạn có thể mong đợi rất nhiều vào chủ đề đó vào năm 2022.

Ảnh hưởng của COVID-19 đối với việc triển khai 5G (Nguồn: Omdia)

Nguồn: https://laodong.vn/xa-hoi/20-xu-huong-chinh-trong-truyen-thong-va-cong-nghe-nam-2021--phan-2-990017.ldo

BBT